Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ khoản 5, điều 39 Nghị định số:35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính Phủ về “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy”:
- Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an”.
Căn cứ mục XX Thông tư số: 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an về “ Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy”:
1. Nội dung kiểm định:
a) Kiểm định chủng loại, phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
b) Kiểm định các thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
2. Phương thức kiểm định:
a) Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
b) Kiểm tra chủng loại, mẫu mã;
c) Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhưng không ít hơn 10 mẫu; trường hợp số lượng phương tiện cần kiểm định dưới 10 thì kiểm định toàn bộ;
d) Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định theo mẫu PC20 Phụ lục 1 Thông tư này.
đ) cấp Giấy chứng nhận kiểm định theo mẫu PC21 Phụ lục 1 hoặc dán tem, đóng dấu kiểm định theo mẫu PC22 phụ lục 1 Thông tư này.
3. Thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
a) Hồ sơ đề nghị kiểm định gồm:
- Đơn (hoặc công văn) đề nghị kiểm định của chủ phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo mẫu PC23 Phụ lục 1, Thông tư số: 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an;
- Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
- Chứng nhận chất lượng phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền ( nếu có)
- Chứng nhận xuất xứ của phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Hồ sơ đề nghị kiểm định nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó.
b) Chủ phương tiện chuẩn bị 02 bộ hồ sơ và cung cấp mẫu phương tiện cần kiểm định theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy .
4. Thẩm quyền kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Cục Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy - Bộ Công an và các đơn vị khác có chức năng kiểm định./.
Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 - 4 - 2003 của Chính phủ quy định về công tác kiểm định như sau (Mục 4, 5, 6 Điều 39):
I. Quy định về công tác kiểm định:
Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 - 4 - 2003 của Chính phủ quy định về công tác kiểm định như sau (Mục 4, 5, 6 Điều 39):
1.1 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy;
b) Phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam .
1.2 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.
1.3 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy hoán cải trong nước phải được phép của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền và phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an.
II. Nội dung, phương thức và thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Mục XX - Thông tư Số 04 /2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định về Nội dung, phương thức và thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:
1. Nội dung kiểm định :
a) Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
b) Kiểm định các thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
2. Phương thức kiểm định:
a) Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
b) Kiểm tra chủng loại, mẫu mã;
c) Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định mẫu không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhưng không ít hơn 10 mẫu; trường hợp số lượng phương tiện cần kiểm định dưới 10 thì kiểm định toàn bộ;
d) Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định theo mẫu PC20 Phụ lục 1 Thông tư Số 04 /2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004;
đ) Cấp "Giấy chứng nhận kiểm định" theo mẫu PC21 Phụ lục 1 hoặc dán tem, đóng dấu kiểm định theo mẫu PC 22 Phụ lục 1 Thông tư Số 04 /2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004.
4. Thủ tục kiểm định:
a) Hồ sơ đề nghị kiểm định gồm:
- Đơn đề nghị kiểm định của chủ phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo mẫu PC 23 Phụ lục 1 Thông tư Số 04 /2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004;
- Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
- Chứng nhận chất lượng phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Hồ sơ đề nghị kiểm định nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó.
b) Chủ phương tiện chuẩn bị 02 bộ hồ sơ và cung cấp mẫu phương tiện cần kiểm định theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Danh mục dự án, công trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ khoản 1, điều 16 Nghị định số: 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính Phủ về “Thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy ”:
Dự án, công trình hay hạng mục công trình (sau đây gọi chung là công trình) quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này thuộc mọi nguồn vốn đầu tư khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng phải có thiết kế về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan có đủ năng lực thiết kế và phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy trước khi thi công.
Công trình không thuộc danh mục tại quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng vẫn phải có thiết kế bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật nhưng không bắt buộc phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy .
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đọan, Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung, sửa đổi danh mục các dự án, công trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này cho phù hợp.
PHỤ LỤC 3
Danh mục dự án, công trình thuộc diện phải thiết kế
và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy
1. Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị các loại, dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp tỉnh trở lên.
2. Dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy chữa cháy của đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp tỉnh trở lên.
3. Nhà ở tập thể, nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000m3 trở lên, nhà ở khác cao từ 7 tầng trở lên.
4. Bệnh viện, nhà điều dưỡng cấp huyện trở lên, bệnh viện khác, nhà điều dưỡng, cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa từ 25 giường trở lên, cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa và dịch vụ y tế khác từ 10 giường trở lên.
5. Trường học, cơ sở giáo dục từ 3 tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 5.000m3 trở lên, nhà trẻ, mẫu giáo có 100 cháu trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 1.000m3 trở lên.
6. Chợ kiên cố và bán kiên cố thuộc thẩm quyền cấp huyện trở lên phê duyệt dự án thiết kế xây dựng, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000m3 trở lên.
7. Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hóa, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, những nơi tập trung đông người khác có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên, vũ trường, câu lạc bộ, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và những công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000m3 trở lên.
8. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên.
9. Nhà hành chính, trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội cấp huyện trở lên; nhà hành chính, trụ sở, nhà văn phòng làm việc khác từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên.
10. Nhà lưu trữ, thư viện, bảo tàng, triển lãm thuộc Nhà nước quản lý.
11. Nhà, công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên.
12. Đài phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông từ cấp huyện trở lên.
13. Ga, cảng hàng không; cảng biển, cảng sông, bến tàu thủy, các bến xe từ cấp huyện quản lý trở lên; nhà ga đường sắt xây dựng ở nội thành, nội thị.
14. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hóa lỏng.
15. Kho, cảng xuất nhập, bảo quản vật liệu nổ, xăng dầu, khí đốt hóa lỏng.
16. Kho hàng hóa, vật tư khác có khối tích từ 1.000m3 trở lên.
17. Nhà, công trình thuộc cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp thuộc thẩm quyền cấp huyện trở lên phê duyệt dự án thiết kế xây dựng.
18. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 35 KV trở lên.
19. Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
20. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và quốc gia thuộc các lĩnh vực.
21. Công trình ngầm, công trình trong hang hầm có nguy hiểm về cháy, nổ.
22. Dự án, thiết kế lắp đặt mới hoặc cải tạo hệ thống, thiết bị kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy./.
Kiểm tra thi công, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy
Căn cứ điều 17 Luật phòng cháy và chữa cháy về “Trách nhiệm của cơ quan thiết kế, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng công trình”:
1. Cơ quan thiết kế về phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm:
a/ Thiết kế đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế trong thời gian xây dựng và sử dụng công trình;
b/ Thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình;
c/ Tham gia nghiệm thu công trình.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm:
a/ Trình hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại khoản 3 điều 16 Nghị định này;
b/ Tổ chức thi công xây dựng theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt. Trường hợp có thay đổi về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công thì chủ đầu tư phải giải trình hoặc thiết kế bổ sung và phải được thẩm duyệt lại;
c/ Tổ chức kiểm tra, giám sát thi công và nghiệm thu công trình;
d/ Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phòng nổ công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
3. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm:
a/ Thi công theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt;
b/ Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phòng nổ thuộc phạm vi quản lý của mình trong suốt quá trình thi công xây lắp đến khi bàn giao công trình;
c/ Lập hồ sơ hoàn công, chuẩn bị các tài liệu để phục vụ công tác nghiệm thu công trình và tham gia nghiệm thu công trình.
4. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm:
a/ Thẩm duyệt các nội dung, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, thiết kế theo đúng tiêu chuẩn, quy định của pháp luật và phải bảo đảm thời hạn thẩm duyệt quy định tại khoản 4 Điều 16 của Nghị định này;
b/ Kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy trước khi lắp đặt, kiểm tra việc thi công, lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo đúng thiết kế đã được duyệt; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công xây dựng và kiểm tra nghiệm thu công trình;
c/ Tham gia nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.
Căn cứ mục V Thông tư số: 04/2004/TT-BCA ngày 31/03/2004 của Bộ Công an về “Kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy”:
1. Kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy gồm kiểm tra thi công các hạng mục về phòng cháy và chữa cháy và lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo thiết kế đã được thẩm duyệt. Việc kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện ít nhất một lần ở giai đoạn thi công, lắp đặt các thiết bị này và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu thi công, lắp đặt sai thiết kế đã được thẩm duyệt.
2. Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy những công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặt biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy do mình thẩm duyệt.
3. Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm tra việc thi công về phòng cháy và chữa cháy đối với những công trình do mình thẩm duyệt và những công trình được Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ủy quyền hoặc yêu cầu.
Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ cùng Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tiến hành kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy .
4. Khi kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy, đại diện của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đại diện đơn vị thi công phải có mặt tham gia, đồng thời chủ đầu tư có thể mời các thành phần khác có liên quan trực tiếp tham gia nếu thấy cần thiết. Chủ đầu tư, chủ phương tiện và nhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu và đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra. Hồ sơ phục vụ kiểm tra thi công bao gồm hồ sơ thiết kế được thẩm duyệt và các chứng chỉ, tài liệu cần thiết liên quan đến chất lượng thi công, lắp đặt các thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
5. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thông báo tiến độ thi công công trình, lắp đặt các thiết bị phòng cháy và chữa cháy do Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương nơi có công trình xây dựng.
6. Trước khi tiến hành kiểm tra thi công ít nhất 3 ngày làm việc, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thông báo cho chủ đầu tư, chủ phương tiện về thời gian, nội dung, kế hoạch kiểm tra.
7. Kết quả kiểm tra được ghi vào biên bản theo mẫu PC23 Phụ lục 1 Thông tư này. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn những kiến nghị của cơ quan kiểm tra đã nêu trong biên bản.
Căn cứ điều 18 Nghị định số:35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính Phủ về việc “ Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy”:
Công trình xây dựng đã được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy phải được tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu công trình. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao công trình; riêng đối với các bộ phận của công trình khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để chủ đầu tư nghiệm thu, quyết toán và đưa công trình vào sử dụng.
Căn cứ mục VI Thông tư số: 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an về “ Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy “:
1. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một phần việc trong nghiệm thu tổng thể công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an tòan phòng cháy và chữa cháy .
2. Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị gồm:
a) Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và Biên bản kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ;
b) Báo cáo chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và kết cấu phòng cháy và chữa cháy .
c) Văn bản, chứng chỉ kiểm định thiết bị, phương tiện PCCC đã lắp đặt trong công trình;
d) Biên bản thử nghiệm và nghiệm thu từng phần và tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy ;
đ) Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy ;
e) Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, của phương tiện;
g) Văn bản nghiệm thu các hạng mục, hệ thống, thiết bị kỹ thuật khác có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy .
Các văn bản và hồ sơ nêu trên phải có đủ dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị thiết kế, nếu thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt, riêng các bản vẽ hoàn công của hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục có liên quan về phòng cháy và chữa cháy chỉ dịch ra tiếng Việt những nội dung cơ bản theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy .
3. Nội dung và trình tự kiểm tra nghiệm thu:
a) Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị ;
b) Kiểm tra thực tế các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy của công trình theo thiết kế đã thẩm duyệt ;
c) Tổ chức thử nghiệm họat động thực tế các hệ thống, thiết bị phòng cháy chữa cháy của công trình khi xét thấy cần thiết.
4 . Kết quả kiểm tra và thử nghiệm được lập thành biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày các bên liên quan thông qua biên bản, cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (hiện tại Sở Cảnh sát PC&CC TP. Hồ Chí Minh đang thực hiện thời gian 04 ngày làm việc kể từ ngày các bên liên quan thông qua biên bản).
5. Phân cấp kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
a) Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an tòan phòng cháy và chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt ;
b) Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình do Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt và các công trình do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ủy quyền./.
CÁC DỊCH VỤ KHÁC:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét